Tác động của một số Keiretsu tại Nissan Nhật Bản

Nissan là một trong những Keiretsu liên kết dọc lớn nhất tại Nhật Bản. Lịch sử hình thành Tập đoàn sản xuất ôtô Nissan thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1928 với số vốn ban đầu là 50 triệu yên Nhật. Người sáng lập Nissan là một người lão luyện trong việc mua các doanh nghiệp nhỏ và phát triển nó thành những công ty vừa và lớn. Tập đoàn Nissan được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty mẹ kiểm soát dọc tại đỉnh "kim tự tháp" bao gồm nhiều công ty chi nhánh, thực hiện chức năng kiểm soát, hướng dẫn và hỗ trợ. Người sáng lập Tập đoàn Nissan muốn xây dựng nên một Tập đoàn nổi tiếng khắp toàn thế giới như Standard Oil, U.S.Stell và Du Pont. Những công ty này sử dụng vốn và mở rộng bằng cách đầu tư và sở hữu cổ phần tại những chi nhánh được thành lập trong lĩnh vực công nghiệp.

Mô hình "kim tự tháp" của Nissan gồm 3 nhóm: Những công ty đảm nhận khâu lắp ráp, những nhà sản xuất nguyên vật liệu và những hãng dịch vụ phân phối. Lĩnh vực hoạt động Mặc dù được biết đến như một hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng nhưng Nissan còn tham gia vào lĩnh vực bất động sản và thu được không ít thành công trong lĩnh vực này cho đến đầu những năm 1990, khi bong bóng của thị trường bất động sản bị vỡ tại Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác.

Quá trình phát triển

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng đến hầu hết các Keiretsu ở Nhật Bản và Nissan không phải là ngoại lệ. Giống như nhiều "đại gia" sản xuất kinh doanh khác, Nissan rơi vào tình trạng thua lỗ trầm trọng với khoản nợ khổng lồ lên đến 20 tỷ USD và gần như không có khả năng thanh toán. Một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là cách thức quản lý theo mô hình Keiretsu. Lúc đó, không một nhà quản lý nào của Nhật Bản còn dám đứng ra vực dậy Nissan. Đến năm 1999, hãng sản xuất ôtô lớn thứ ba Nhật Bản này đã phải sáp nhập với Tập đoàn xe hơi Renault của Pháp để tạo thành thương hiệu mới mang tên Renault – Nissan và do một nhà lãnh đạo người Pháp điều hành. Khi đó, Carlos Ghosn, một người của Renault đã được bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Nissan ở Nhật. Từ việc dàn trải trong mối quan hệ với 1.400 công ty khác, Carlos đã bán hết cổ phần mà Nissan nắm giữ và chỉ giữ lại 4 nhà cung cấp. Kết quả là đến đầu năm 2002, Nissan đã cân đối được tài chính, các món nợ được xử lý và lần đầu tiên có lãi. Năm 2005, số lượng xe hơi bán ra tăng 7% so với năm 2004 và có lợi nhuận ròng cao hàng đầu trong ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Cũng trong năm 2005, Nissan xếp vị trí thứ năm châu Á về giá trị thị trường và doanh thu với giá trị thị trường là 47 tỷ USD và doanh thu là 80 tỷ USD. Mặt khác, để tăng cường đầu tư vào các nhà cung cấp chọn lọc, tháng 1.2005, Nissan đã tiến hành tăng vốn đầu tư của mình vào Tập đoàn Calsonic Kansei, chuyên về sản xuất mô – dun lắp ráp từ các linh kiện phức tạp từ 28% lên 42%. Sự thành công của Nissan đã lay động dữ dội cách làm và tư tưởng của Keiretsu. Hàng loạt công ty Nhật đã phải xem xét lại và thay đổi quan điểm về phương thức này mặc dù họ vốn là các công ty khá bảo thủ.

Chính sách của ban lãnh đạo Nissan có thể là lời cam kết "bành trướng theo cách của Nissan", tức là vươn xa hơn, rộng hơn nhưng vẫn giữ ổn định sản lượng tại Nhật Bản. Với doanh số tại Mỹ tăng vọt trong cuối thập kỷ 90, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy doanh thu của Nissan ở nước ngoài tăng gấp đôi, gấp ba trong những năm gần đây. Không dừng lại ở đó, nhận thấy Trung Quốc là một thị trường đầy hứa hẹn với hơn 1 tỷ dân, ban lãnh đạo Nissan quyết định tìm mọi cách xâm nhập thị trường này. Bất chấp việc bị chính quyền Bắc Kinh "lạnh nhạt" trong nhiều năm, Nissan vẫn kiên quyết giữ đúng chiến lược. Cuối cùng Tập đoàn này cũng đã giành được giấy phép để xây dựng nhà máy tại đây. Nissan dự kiến sản xuất và tiêu thụ 400.000 chiếc xe hơi ở Trung Quốc vào đầu năm 2010. Đó là một chỉ tiêu then chốt trong chuỗi tổng thể các mục tiêu đầy tham vọng mà hãng này ấp ủ là giành được 15% thị phần xe hơi thế giới vào năm 2020, so với 4% năm 2006. Theo giới phân tích, trước đó, nhiều công ty xe hơi ở Nhật Bản cũng đã kinh doanh theo học thuyết kaizen, nghĩa là liên tục cải tiến nhưng chính Nissan mới thực sự là hãng dẫn đầu phong trào này. Các chuyên gia cho rằng, Nissan giống như đang cưỡi trên một "cỗ xe tăng trưởng" băng băng lướt về phía trước với đầy thành công. Cuộc "cách mạng" mà ban lãnh đạo Nissan tạo ra có vẻ khiêm tốn nhưng những gì mà nó mang lại thì không khiêm tốn chút nào.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non của VAS có những điểm gì đặc biệt?

Chương trình giáo dục mầm non của VAS tập trung lấy trẻ làm trọng tâm và áp dụng những phương…

11 months ago
  • Giáo dục

Luyện nghe tiếng anh giao tiếp và những sai lầm dễ mắc khiến bạn không tiến bộ

Nếu bạn đang luyện nghe tiếng anh giao tiếp mãi mà không tiến bộ, luôn cảm thấy không hứng thú,…

11 months ago
  • Giáo dục

Trường mầm non song ngữ – cái nôi cho con phát triển

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng, đầu tư cho con học ngoại ngữ từ nhỏ là lãng phí. Song khoa…

5 years ago
  • Giáo dục

Chương trình học tốt nhất dành cho bé mầm non

TP. HCM hiện có 22 trường có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường quốc tế và trường tư…

5 years ago
  • Tiếng Anh

Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả?

"Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả? " đây là câu hỏi của rất nhiều người lớn bận…

5 years ago
  • Tiếng Anh

Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh siêu chất giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

Tìm việc luôn là vấn đề gây áp lực với tất cả mọi người, nhất là những bạn sinh viên…

5 years ago