Sơ bộ về tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay

Trong báo cáo kinh tế tháng 7 vừa qua, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho rằng nền kinh tế nước này “đang tăng trưởng đều đặn và có các dấu hiệu đang trên đà phục hồi”, đồng thời nhận định sáng sủa hơn về tình hình giá cả. Báo cáo khẳng định “những cải thiện về giá cả trong thời gian gần đây cho thấy, tình trạng giảm phát đang chậm lại”, nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu chính phủ của nước này. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản đã nâng mức đánh giá về tình hình kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh đầu tư kinh doanh đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi trở lại, nhưng là lần đầu tiên trong vòng 10 tháng qua, Chính phủ Nhật Bản sử dụng từ “phục hồi” khi đánh giá về tình hình kinh tế nước này.

Giá tiêu dùng tháng 6 tăng mạnh nhất kể từ năm 2008, dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này có thể bắt đầu thoát khỏi giảm phát – kéo dài đã 15 năm nay. Theo Bộ tài chính Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 (không tính giá lương thực) của nước này tăng 0,4% so với cùng kỳ 2012. Con số này cao hơn so với dự báo của các chuyên gia và đưa lạm phát của Nhật lần tăng đầu tiên trong vòng 14 tháng. Lạm phát của Nhật Bản tăng mạnh chủ yếu do giá năng lượng tăng cao và đồng Yên mất giá tới hơn 20% kể từ tháng 11 năm ngoái nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương, song đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho rằng, tình trạng giảm phát của Nhật Bản đang dần được khắc phục.

6 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này đạt mức kỷ lục 4.843,8 tỷ Yên (tương đương 48,7 tỷ USD). Con số này đã vượt qua mọi kỷ lục của các kỳ sáu tháng trước đó, trong bối cảnh đồng Yên giảm giá mạnh khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt bất chấp sự hồi phục của lĩnh vực xuất khẩu. Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong nửa năm đầu 2013, kim ngạch nhập khẩu tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, lên tới hơn 38.800 tỷ Yên, trong đó nhập khẩu khí hóa lỏng tự nhiên tăng vọt 13,2% và dầu thô tăng 6%.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt May Việt Nam cũng như những cơ hội lớn trong tương lai, thời gian qua nhiều tờ báo quốc tế như Fiber2Fashion, Boston Globe… luôn tìm hiểu và đưa tin về những kết quả của ngành dệt may Việt Nam. Mới đây, Japan Times đã làm việc với Vinatex.

Những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng và cơ hội đầu tư lớn, tạo sự thu hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Nhật bản. Dệt may đang dần trở thành bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam với những bước tiến mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang giảm sút. Trong tương lai, ngành dệt may vẫn sẽ tiếp tục phát triển ổn định và bền vững. Chính vì vậy, Japan Times mong muốn nhận được sự hợp tác của ngành cũng như Tập đoàn trong việc cung cấp thông tin toàn diện nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

The Japan Times là một trong những tờ báo tiếng Anh có uy tín được phát hành tại Nhật Bản bằng cả bản in lẫn bản trực tuyến. Hiện Tạp chí đang thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu về Việt Nam và kết quả sẽ được công bố vào dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Được biết Japan Times có số lượng độc giả lên đến 400.000, chủ yếu là doanh nhân và các nhà đầu tư lớn. Phiên bản trực tuyến cũng thu hút trên 7,5 triệu truy cập mỗi tháng.

Dự báo, với những yếu tố tác động tích cực như trên thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới sang thị trường Nhật Bản vẫn tăng khá và sẽ bứt phá mạnh hơn sau 2014. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng tối đa những lợi thế đó để tăng xuất khẩu, tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung để ngành Dệt may Việt Nam ngày càng tăng trưởng trong bản đồ dệt may thế giới.