Quy định về xuất xứ hàng dệt may tại Mỹ

 

Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào.

Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng dệt may được xuất khẩu qua Mỹ không nhất thiết là được coi là “quốc gia xuất xứ” của hàng hoá đó. Một sản phẩm hàng dệt may nhập vào Mỹ được xem là sản phẩm của một lãnh thổ hoặc quốc gia nhất định là nơi duy nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay sản xuất toàn bộ. Cụ thể:

– Với sản phẩm là sợi, chỉ hay tơ: Nước xuất xứ là nơi tơ hay sợi được se hay được chế biến.

– Với sản phẩm là vải: Nước xuất xứ là nơi dệt thành vải.

-Với quần áo: Nước xuất xứ là nơi quần áo được lắp ráp toàn bộ. Ở đây thuật ngữ “lắp ráp toàn bộ ”có nghĩa là tất cả các chi tiết (ít nhất phải có hai chi tiết) đã có sẵn với cùng tình trạng như được thấy trong thành phẩm và được kết hợp để tạo thành thành phẩm trong một nước, lãnh thổ hay bán đảo duy nhất. Các lắp ráp phụ (như cổ áo, tay áo, đường xẻ túi…) và trang trí nhỏ (miếng đính, dát hạt, trang kim, thêu, nút…) không ảnh hưởng đến nhận diện của hàng hoá.

– Quy định đặc biệt cho vải nhuộm và in: Nước xuất xứ của vải làm từ tơ bông, sợi nhân tạo, sợi thiên nhiên là nước nơi vải được nhuộm và in đi kèm với hai hay nhiều hơn các công đoạn hoàn tất sau: tẩy, định hình khổ, chuội, cào sợi, xử lý nhiệt, làm hồ cứng, điều chỉnh trọng lượng ép nổi hoặc ép vân sóng…

Tờ khai xuất xứ hàng hoá được nộp cho Hải quan Mỹ ngay khi hàng nhập. Tờ khai xuất xứ đơn được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may mà chỉ có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia khác nơi mà nó được sản xuất.. Thông tin cần có là ký hiệu nhận dạng, mô tả hàng và số lượng, quốc gia xuất xứ và ngày nhập khẩu.