Phân loại nghề nghiệp

Phân loại nghề nghiệp

Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng. Hiện có tới 70.000 nghề

và chuyên môn. Ở nước ta, danh mục nghề đào tạo công nhân do Viện Khoa học

Dạy nghề xây dựng có khoảng 400 nghề, còn nghề xã hội có hàng chục nghìn

nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Để tiến hành giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh, người ta

đã đưa ra nhiều cách phân loại căn cứ trên những tiêu chí khác nhau. Sau đây là

một số cách phân loại nghề được nhiều tài liệu đề cập:

Theo John Holland và các nhà tâm lý học nghề nghiệp hiện đại, nghề

được chia thành 6 kiểu tương ứng với 6 kiểu người: Kiểu thực tế cụ thể – thao tác

kỹ thuật (thợ, kỹ thuật viên…); Kiểu thận trọng nề nếp – nghiệp vụ quy củ (nhân

viên văn phòng, tài vụ, bưu điện, tiếp tân…); Kiểu kiên trì khoa học – điều tra

nghiên cứu (viện sĩ, chuyên viên nghiên cứu…); Kiểu linh hoạt quảng giao –

phục vụ xã hội (cán sự xã hội, giáo viên, bác sĩ, luật sư…); Kiểu chủ động uy

quyền – dựng nghiệp quản lý (giám đốc, đội trưởng, người đi lập nghiệp…);

Kiểu người sáng tạo tự do – văn học nghệ thuật (nhà văn, biên kịch, nghệ sĩ…).

Theo A.E.Glomstok, căn cứ vào xu hướng của học sinh về các lĩnh vực tri

thức và hoạt động khác nhau, nghề được phân thành 13 nhóm: Nghề hoạt động

trong lĩnh vực toán-lý; Nghề hoạt động trong lĩnh vực hoá học; Nghề hoạt động

trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử; Nghề hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật; Nghề

hoạt động trong lĩnh vực địa lý – địa chất; Nghề hoạt động trong lĩnh vực sinh học

và nông nghiệp; Nghề hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và báo chí; Nghề hoạt

động trong lĩnh vực sử học và hoạt động xã hội; Nghề sư phạm; Nghề y; Nghề

nội trợ; Nghề hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật; Nghề binh nghiệp.

Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại khác về nghề như: phân loại nghề theo

kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề; theo dấu hiệu mức độ

phức tạp về kỹ thuật; theo diện chuyên môn nghề và hoạt động của nghề…

Nhìn chung, mỗi cách phân loại nêu trên đều dựa vào dấu hiệu nào đó về

nghề, theo mục đích khác nhau để phân loại nghề. Vì vậy, khó có thể đưa ra kết

luận cách phân loại nào là đúng đắn, phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo “Tài liệu bồi

dưỡng giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp”, trong nhiều cách phân

loại nghề, cách phân loại nghề theo đối tượng lao động của E.A.Klimov là phù

hợp với công tác hướng nghiệp hơn cả, bởi lẽ, chọn nghề trước hết là chọn đối

tượng lao động. Đối tượng lao động của nghề được hiểu là “hệ thống những

thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các hiện tượng, các quá trình mà ở

cương vị lao động nhất định con người phải vận dụng chúng” [38, tr.27]. Hoặc có

thể hiểu một cách đơn giản, đối tượng lao động “là cái mà sức lao động của con

người tác động lên nó thông qua công cụ lao động và trả lời câu hỏi: làm việc

với ai? Hoặc với cái gì?” [8, tr.131]. Hơn nữa, hiện nay, có nhiều quan điểm cho

rằng: hướng nghiệp là hướng đến thế giới việc làm, không chỉ hướng đến một

nghề mà cần hướng đến nhóm nghề và rộng hơn. Do đó, trong đề tài nghiên cứu

của mình, tác giả cũng sử dụng cách phân loại nghề của E.A.Klimov để tìm hiểu

hứng thú của học sinh đối với từng nhóm nghề cũng như quy các nghề mà học

sinh dự định chọn về từng nhóm nghề cụ thể. Dù vậy, việc quy các nghề về từng

nhóm nghề chỉ mang tính chất tương đối vì một loại nghề nào đó có thể xếp vào

kiểu này nhưng cũng có thể xếp vào kiểu khác. Chẳng hạn, nhân viên tài chính

ngân hàng với đặc trưng cơ bản là tiếp xúc với các con số, công thức nên được

xếp vào nhóm nghề Người – Hệ thống ký hiệu. Nhưng cũng có thể xếp nhân

viên tài chính ngân hàng vào nhóm Người – Người vì trong quá trình lao động,

họ thường tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non của VAS có những điểm gì đặc biệt?

Chương trình giáo dục mầm non của VAS tập trung lấy trẻ làm trọng tâm và áp dụng những phương…

11 months ago
  • Giáo dục

Luyện nghe tiếng anh giao tiếp và những sai lầm dễ mắc khiến bạn không tiến bộ

Nếu bạn đang luyện nghe tiếng anh giao tiếp mãi mà không tiến bộ, luôn cảm thấy không hứng thú,…

11 months ago
  • Giáo dục

Trường mầm non song ngữ – cái nôi cho con phát triển

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng, đầu tư cho con học ngoại ngữ từ nhỏ là lãng phí. Song khoa…

5 years ago
  • Giáo dục

Chương trình học tốt nhất dành cho bé mầm non

TP. HCM hiện có 22 trường có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường quốc tế và trường tư…

5 years ago
  • Tiếng Anh

Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả?

"Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả? " đây là câu hỏi của rất nhiều người lớn bận…

5 years ago
  • Tiếng Anh

Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh siêu chất giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

Tìm việc luôn là vấn đề gây áp lực với tất cả mọi người, nhất là những bạn sinh viên…

5 years ago