Lợi thế và hạn chế của nguồn nhân lực nước ta

Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

          + Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trẻ em dưới 16 tuổi chiếm tới 40% dân số, đặc biệt số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16 -35 chiếm 65,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, trong 10 năm qua (1998 – 1999), tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,7%/năm, giảm 0,4% so với 10 năm trước đó *.

          + Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng lực lượng lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại khá (xếp thứ 110/175 nước năm 1999) so với nhiều nước chậm và đang phát triển.

          + Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm (1996 -1998) bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 6,18%. Đến năm 1998 số lao động đã qua đào tạo là 17,8%, trong đó qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,11% lực lượng lao động * . Tỷ lệ này càng tăng lên trong những năm tới.

– Những hạn chế

          + Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác.

+ Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt *.

          + Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, năm 1998 tỷ lệ này là 17,8%, phần lớn làm việc ở cơ quan TW (94,4%); trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 32% ( con số này ở Hàn Quốc là 48%; Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan: 58,2%. ở nông thôn, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chiếm 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện là 1 -1,6 -3,6; (các nước khác là 1-4-10)*. Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với 59 nước, Việt Nam đứng thứ 48 *.

          + Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên).

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non của VAS có những điểm gì đặc biệt?

Chương trình giáo dục mầm non của VAS tập trung lấy trẻ làm trọng tâm và áp dụng những phương…

5 months ago
  • Giáo dục

Luyện nghe tiếng anh giao tiếp và những sai lầm dễ mắc khiến bạn không tiến bộ

Nếu bạn đang luyện nghe tiếng anh giao tiếp mãi mà không tiến bộ, luôn cảm thấy không hứng thú,…

5 months ago
  • Giáo dục

Trường mầm non song ngữ – cái nôi cho con phát triển

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng, đầu tư cho con học ngoại ngữ từ nhỏ là lãng phí. Song khoa…

4 years ago
  • Giáo dục

Chương trình học tốt nhất dành cho bé mầm non

TP. HCM hiện có 22 trường có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường quốc tế và trường tư…

4 years ago
  • Tiếng Anh

Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả?

"Học tiếng anh giao tiếp ở đâu hiệu quả? " đây là câu hỏi của rất nhiều người lớn bận…

4 years ago
  • Tiếng Anh

Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh siêu chất giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

Tìm việc luôn là vấn đề gây áp lực với tất cả mọi người, nhất là những bạn sinh viên…

4 years ago