– Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam được thành lập và hoạt động từ đầu những năm 90 đến nay đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của cả nước, góp phần đạt được các mục tiêu giải quyết việc làm đã đề ra.


Trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước ở Hà Nội

– Các Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân ở nước ta mới được thành lập từ đầu năm 2000, khi mà Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành và việc qui định của Chính phủ bãi bỏ 84 loại giấy phép (trong  đó có các loại giấy phép dịch vụ lao  động) và Nghị  định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ không nêu Bộ Luật Lao động là luật chuyên ngành thì hoạt động giới thiệu việc làm được coi là lĩnh vực hoạt động không điều kiện. Chính vì vậy ở nhiều địa phương đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia loại hình dịch vụ này. Tính đến nay, kết quả của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và cơ quan quản lý: hoạt động manh mún, nhỏ lẻ và còn nhiều hạn chế như: số trung tâm được thành lập là nhiều song số trung tâm thực chất có tham gia hoạt động lại rất thấp (ví dụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 823 trung tâm được thành lập chỉ có 329 trung tâm có hoạt động, chiếm khoảng 47%); các trung tâm thường coi đây là lĩnh vực hoạt động không điều kiện nên số các trung tâm đăng ký ở một địa phương lại quá nhiều dẫn đến không kiểm soát được; mục tiêu của hoạt động giới thiệu việc  làm tư nhân là vì lợi nhuận nên nhiều trung tâm đã lợi dụng qui định này để kiếm lợi bất chính bằng cách thu phí dịch vụ rất cao có  đơn vị thu đến 1.000.000 –  1.500.000 đồng/người/giới thiệu việc làm… Để phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm tư nhân ở nước ta trong những năm tiếp theo thì trước hết cần có mạng lưới qui hoạch tổng thể cho các trung tâm và sau đó mới có thể đưa ra các biện pháp để phát triển trung tâm. 

Tuy nhiên để có thể thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình các trung tâm cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của một Trung tâm Giới thiệu việc làm.