– TMĐT đang được sự quan tâm trong từng nước, từng khối và trên bình diện toàn thế giới. Nó được diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Mặc dù là nước có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá phát triển nhưng mãi đến năm 1995 Thương mại điện tử mới xuất hiện ở Nhật Bản. Vào đầu năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cụng nghệ thông tin hiện đại, lập ra Hội đồng xúc tiến TMĐT (Electronic Commerce Promotion Council) với nhiệm vụ vạch phương hướng và hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng công nghệ và xã hội cần thiết cho TMĐT. Hội đồng được cấp 300 triệu USD; 1/3 được dựng cho xúc tiến phát triển TMĐT hàng tiêu dùng bán lẻ, 2/3 được dùng cho TMĐT giữa các doanh nghiệp.
– Hội đồng xúc tiến TMĐT của Nhật Bản hỗ trợ cho các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử. Trong bối cảnh các máy tính cá nhân và sự kết nối Internet ngày càng gia tăng, TMĐT đã thu hút được sự chú ý không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn cả ở người tiêu dùng trên mọi phương diện. Hầu như không một ngày nào là báo chí và các phương tiện thông tin khác không nhắc tới vấn đề công nghệ thông tin và TMĐT và coi đây là một giải pháp hữu hiệu để đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ cuối những năm 90 Internet là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản trở thành một thị trường bán lẻ qua Internet lớn thứ 2 trên thế giới.
– Theo Communication White Papar 2000 thì Nhật bản có khoảng 47 triệu người sử dụng Internet với tốc độ xâm nhập của Internet vào đời sống dân cư là 37,1% thì năm 2008 con số này là 94 triệu người và 73.8%. Một số lượng lớn các công ty truyền hình cáp cũng yêu cầu nối Internet thông qua dịch vụ của họ với một số không ít các thuê bao. Bảng 1: Số người sử dụng Internet tại Nhật Bản 2000-2008 Năm 2000 2005 2007 2008 Số người dùng 47,080,000 78,050,000 87,540,000 94,000,000 Dân số 126,925,843 128,137,485 128,389,000 127,288,419 % Dân số 37.1 % 60.9 % 68.0 % 73.8 % Nguồn: OECD Mặc dù có dịch vụ Internet nhưng vào cuối những năm 90 chi phí dịch vụ Internet ở Nhật Bản là khá cao( 3yên/1phút) so với các nước phát triển khác như Mỹ , Anh , Pháp.Điều nay đã gây trở ngại lớn cho người dân Nhật Bản sử dụng Internet cũng như việc ứng dụng TMĐT . Vào năm 2001, chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược E-Japan với mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp Internet cho ngừơi dân với giá rẻ hơn, tốc độ cao hơn; tư nhân hóa NTT. Ngay lập tức số lượng thuê bao sử dụng Internet đã tăng 500% lên hơn 5 triệu vào 12/20023. Người dân Nhật Bản cũng ngày càng sử dụng Internet một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn. Theo đó người sử dụng Internet không chỉ để tìm kiếm thông tin, liên lạc nữa mà còn để mua hàng qua mạng. Với cuộc cách mạng hiện đại hóa hạ tầng viễn thông từ 2003, 6/2007 đã có hơn 27 triệu người dân Nhật Bản sử dụng chọn dùng công nghệ băng thông rộng (ADSL,FttH), tỷ lệ thâm nhập của công nghệ này vào Nhật Bản là 21.1%4. Với ưu điểm là cho phép phân phối những dịch vụ mới ( sản phẩm có nội dung số) , cải thiện to lớn về giao diện cho cái dịch vụ đã có , công nghệ băng thông rộng đã có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ và giúp đẩy nhanh sự phát triển của TMĐT ở Nhật Bản.