Hoạt động XKLĐ đến nay đã được trên 10 năm. Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã mở ra cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động với chủ trương và mục đích là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của tổ chức kinh tế đưa lao động đi và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan được quy định rõ.
Trong những năm đầu thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế mới chúng ta đã thu được những kết qủa quan trọng đó là: đã hình thành về mặt tổ chức hoạt động có phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các Công ty về xuất khẩu lao động; đã mở ra một số thị trường lao động mới (Hàn Quốc, Nhật Bản, lao động trên biển…)
Trong 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường chúng ta đã đạt được một số kết quả: Đưa đi được khoảng 15 vạn lao động, số lượng này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhưng đã cho thấy sự phát triển khi chúng ta bắt đầu thâm nhập thị trường lao động quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991 – 2002
Đơn vị: người
Năm |
Số lượng |
1991 |
|
1992 |
810 |
1993 |
|
1994 |
|
1995 |
|
1996 |
|
1997 |
|
1998 |
|
1999 |
|
2000 |
|
2001 |
|
2002 |
46.122 |
Tổng |
Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài
Từ đầu năm 1992 đến nay, sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, các công ty XKLĐ, hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế – xã hội nhất định.