1.3.1. Nhóm nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị r địa lí
VTĐL thuận lợi sẽ là điều kiện để giao lưu, trao đổi lao động, hợp tác đào tạo
nhân lực. Bên cạnh đó, VTĐL thuận lợi cũng là điều kiện để phát triển kinh tế, tập trung dân cư qua đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tìm đến để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương và người lao động có môi trường làm việc tốt hơn.
Ngược lại, VTĐL không thuận lợi sẽ gây khó khăn trong phát triển kinh tế, dân cư thưa thớt, chất lượng cuộc sống thấp và không phải là điểm đến lí tưởng của người lao động có trình độ để phát huy khả năng của mình.
1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Nhân tố tự nhiên là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
của một địa phương. Ông cha ta có câu, "đất" lành chim đậu, vậy nên điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thuận lợi để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, tạo thêm việc làm, tạo môi trường làm việc qua đó sẽ thu hút nguồn lao động chất lượng cao.
1.3.2. Các nhân tố về KT – XH
1.3.2.1. Nhóm nhân tố về sự phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế
1.3.1. Nhóm nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị r địa lí
VTĐL thuận lợi sẽ là điều kiện để giao lưu, trao đổi lao động, hợp tác đào tạo
nhân lực. Bên cạnh đó, VTĐL thuận lợi cũng là điều kiện để phát triển kinh tế, tập trung dân cư qua đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tìm đến để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương và người lao động có môi trường làm việc tốt hơn.
Ngược lại, VTĐL không thuận lợi sẽ gây khó khăn trong phát triển kinh tế, dân cư thưa thớt, chất lượng cuộc sống thấp và không phải là điểm đến lí tưởng của người lao động có trình độ để phát huy khả năng của mình.
1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Nhân tố tự nhiên là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
của một địa phương. Ông cha ta có câu, "đất" lành chim đậu, vậy nên điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thuận lợi để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, tạo thêm việc làm, tạo môi trường làm việc qua đó sẽ thu hút nguồn lao động chất lượng cao.
1.3.2. Các nhân tố về KT – XH
1.3.2.1. Nhóm nhân tố về sự phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
được thể hiện trước hết là mức sống của người dân nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Khi thu nhập được nâng cao, các hộ gia đình có điều kiện cải thiện chế độ dinh dưỡng, khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe,¼ Khi sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội được nâng lên, nó ảnh hưởng đến khả năng lao động của người lao động và do đó nó quy định chất lượng nguồn nhân lực.
Mặt khác, trong một nền kinh tế hiện đại thường có một cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ cao. Do đó, lao động trong nền kinh tế này đa số được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, có hệ thống giáo dục hiện đại hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
Tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng làm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao
trình độ công nghệ, đặc biệt là năng suất lao động, từ đó nâng cao thu nhập. Khi việc làm và thu nhập được tăng lên sẽ tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của dân cư và người lao động và vì vậy chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn dựa trên một nền tảng cơ cấu kinh tế nhất
định.