Theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta có khoảng hơn 400.000 sinh viên nhập học. Những sinh viên này bắt đầu rời gia đình để đi học, họ cần có nơi tạm trú để tiện cho đi lại, học tập và nghiên cứu.
Hiện những khu ký túc xá của các trường ở các thành phố lớn đều chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về chỗ ở của sinh viên từ tỉnh lẻ lên trọ học. Do đó việc tìm cho được một chỗ ở có thể giúp các sinh viên yên tâm học hành là nan đề lớn cho nhiều bạn, đặc biệt là những thành phần nghèo, con nhà có thu nhập thấp, và không có người thân ở Thành phố. Những sinh viên tỉnh lẻ ở quê lên thành phố trọ học, họ ăn ở ra sao? Ước muốn những gì? Phía quản lý KTX và chủ các nhà trọ có ý kiến như thế nào? Đó là những câu hỏi còn làm cho rất nhiều người phải đau đầu.
Niềm vui chưa trọn:
Ngay sau khi đậu đại học, niềm vui của những tân sinh viên tỉnh lẻ cũng như những thành viên trong gia đình chưa kịp thăng hoa thì họ đã phải lo làm sao cho có được một nơi để con em mình sống suốt mấy năm theo học trong trường đại học. Cung và cầu về ký túc xá hiện nay rất cách biệt, cung thường thấp hơn cầu rất nhiều. Bởi vậy việc tìm một nơi ăn ở cho sinh viên trở thành nỗi lo chính không chỉ của riêng sĩ tử nào (của rất nhiều bạn) vào mùa nhập học.
Do khả năng đáp ứng phòng cho sinh viên của Ký túc xá các trường có hạn nên bao giờ cũng vậy, để có thể đăng ký vào ở trong Ký túc xá, sinh viên phải có đủ một số điều kiện sau: là người ngoại tỉnh, thuộc diện chính sách, con nhà nghèo học giỏi…
Hiện nay, ở nước ta hầu như chỉ có các trường công lập mới có ký túc xá cho sinh viên, còn một số trường dân lập mở ra nhưng không có ký túc xá cho sinh viên của trường mình. Vì vậy, nhu cầu về nhà ở của sinh viên đang rất cao.
Đây là thực trạng cần được quan tâm và có hướng giải quyết, khắc phục. Theo thống kê thực tế hiện nay, Hà nội có trên 300.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở vẫn
chưa được đáp ứng.
* Cung thấp hơn cầu:
– Tại TP. Hồ Chí Minh, thống kê năm nay cho thấy trong tổng số 350.000 sinh
viên, có chừng 200.000 sinh viên hiện đang cần phòng ở để học tập. Thế nhưng tính
gộp số phòng của các dự án Ký túc xá đang xây dựng tại thành phố cũng chỉ đáp ứng được chừng 60.000 chỗ ở cho sinh viên (đáp ứng được 30%).
– TP. Đà Nẵng nơi có 35.000 sinh viên cũng chỉ có chừng 10% sinh viên được vào ký túc xá, số còn lại phải tự đi tìm nhà ở bên ngoài.
– ở Đà Lạt nơi có 13.000 sinh viên đang theo học tại Đại học Đà Lạt thì Kỹ túc xá của trường cũng chỉ đáp ứng được chỗ ở cho 780 sinh viên. “An cư, lạc nghiệp” là câu nói dân gian thường dùng để nói về sự ổn định nơi ăn chốn ở. Đối với sinh viên, tương lai của đất nước thì việc có được một nơi khả dĩ đàng hoàng để ăn học là điều kiện tiên quyết giúp các bạn có thể hoàn tất việc học hành.
* Thuê nhà trọ
Thế là do nhiều lý do: Không vào được ký túc xá, hay khi vào ký túc xá sẽ có một số qui định trở ngại đến những sinh viên phải kiếm việc làm thêm ngoài giờ nhằm trang trải bớt phí tổn cuộc sống; nên đa số sinh viên phải thuê nhà trọ bên ngoài. Có tiền thì có thể thuê được nơi vừa ý, gần trường tiện đi lại, học tập và ngược lại ít tiền phải chịu những điều kiện khắc nghiệt hơn như đi lại xa, chật chội, điều kiện sống không thuận lợi…Tuy vậy, nhiều khi có tiền vẫn không tìm được nơi ở vừa ý. Một câu hỏi được đặt ra là: Thuê nhà trọ có hoàn toàn thuận tiện cho sinh viên không?
Nhiều tân sinh viên lúc đang lóng ngóng tìm nơi để thuê trọ thì gặp phải cò mồi. Đội ngũ này thường là những người lái xe ôm thiếu lương thiện, chúng rình rập và lừa những sinh viên mới lên học còn chưa biết nhiều. Nhiệm vụ chính của họ là ra vẻ rất thông cảm với nỗi khổ của sinh viên khi phải đi tìm nhà trọ, và cực kỳ thông cảm mới giới thiệu với nhà người quen hoặc địa chỉ mà mình biết đang có nhu cầu cho sinh viên thuê nhà trọ. Thật đúng là “đã nghèo còn gặp cái eo”. Không được ở Ký túc xá (KTX), sinh viên phải thuê nhà trọ. Tìm được nhà trọ đã khó nhưng việc ở còn khó hơn. Nhà trọ cho sinh viên hiện nay hầu như đều do người dân có đất ở thành phố thấy được cầu của thị trường đã xây lên những khu trọ để cho sinh viên thuê. Những khu trọ này thường nằm trong ngõ ngách với diện tích chật chội, thiếu thốn điện nước. Vẫn còn có những khu nhà ổ chuột, những phòng trọ
do lắp ghép bằng những miếng gỗ hay những vật liệu thải ra được tận dụng lại,…
Môi trường học tập thì bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn, khí thải của các nhà máy công nghiệp. Phương tiện đi lại chưa thuận tiện do đường phố đông đúc, thiếu thốn xe cộ…