- Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
- Môi trường pháp luật còn nhiều bất cập
- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các TCTD chưa đồng bộ
- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở còn rất chậm
- Trở ngại trong quy định của Ngân hàng Nhà nước
Khuôn khổ thể chế liên quan đến ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ
- Môi trường chính trị
Có thể nói trong vài năm trở lại đây, với chủ trương “hoà nhập với nền kinh tế thế giới”, chính phủ Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Về mặt kinh tế, rất nhiều hợp đồng kinh tế giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết. Tuy nhiên, về mặt giáo dục, chúng ta chưa kêu gọi được nhiều sự ủng hộ giúp đỡ của các nước trong việc đầu tư cho giáo dục Việt Nam và tạo điều kiện cho học sinh sinh viên Việt Nam đi học tại các nước đó.
Chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài như: bảo lãnh cam kết để các ngân hàng đứng ra cho vay hay có các quy định yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay với học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài…
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do lối tư duy cũ và tâm lý không thích vay tiền của một bộ phận dân cư.
Họ luôn quan niệm rằng cứ phải có tiền mới có thể cho con đi du học nước ngoài nên thường “tích” đủ tiền cho cả khoá học. Không dễ gì thay đổi được quan điểm của họ khi mà hiện nay đi du học là một sự đầu tư khá lớn trong khi môi trường làm việc trong nước ít có khả năng đem lại thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra. Vì vậy, nhiều người ngại không đến ngân hàng vay tiền mặc dù họ rất muốn đưa người thân đi du học.
- Đại bộ phận dân cư có mức thu nhập quá thấp so với chi phí du học.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 630 USD/năm. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Trong khi đó, chi phí du học tối thiếu là vài nghìn USD một năm, đặc biệt là Mỹ và một số nước châu Âu chi phí du học lên tới 30.000 – 40.000 USD/năm.
- Sự am hiểu về các dịch vụ ngân hàng của dân chúng còn thấp.
Hầu hết dân chúng vẫn không có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ mới. Đôi khi vì điều này mà làm cho khách hàng cũng ngại đến ngân hàng vay tiền.
- Khó xác định năng lực tài chính của khách hàng
Việc xác định năng lực tài chính chủ yếu dựa vào sự trung thực của họ và khả năng thẩm định của CBTD. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay và mở rộng đối tượng khách hàng.
- Nguyên nhân khách quan khác:
- Sự gia tăng đối thủ cạnh tranh trong hoạt động cho vay du học
Hiện nay, số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính du học ngày càng tăng. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất và những ưu đãi hấp dẫn mà chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được nâng cao. Thêm vào đó, sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng vào thị trường này cũng làm cho thị phần của thị trường này ngày càng bị chia nhỏ hơn.Việc mở rộng hoạt động cho vay du học sẽ rất khó khăn.
- Khó định giá các tài sản đảm bảo với các khách hàng ở ngoài phạm vi khu vực KT3.
Tài sản thế chấp phổ biến nhất là nhà đất. Nhưng việc xác định giá trị của các tài sản này không phải lúc nào cũng dễ dàng ở các nơi. Các dự án quy hoạch đất đai của điạ phương có thể làm cho nhà đất mất giá nghiêm trọng nhưng lại chỉ được thông báo công khai trước dân chúng một thời gian rất ngắn. Vi vậy, ngân hàng rất khó để mở rộng cho vay du học với các khách hàng ở ngoài phạm vi khu vực KT3
- Chất lượng của các trung tâm, công ty tư vấn du học nước ngoài không đảm bảo.
Rất nhiều bậc phụ huynh thiếu hiểu biết e ngại khi phải vay tiền cho con đi du học vì nhỡ đâu bị lừa thì lại “tiền mất tật mang”, con không được đi du học mà có thể phải mất tài sản thế chấp là nhà đất hay các tài sản có giá khác. Điều này cũng gián tiếp làm giảm đáng kể lượng khách hàng đến ngân hàng vay tiền đi du học.
Như vậy, qua việc xem xét đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại VPBank ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay của ngân hàng không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp một cách tương đối so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng.