Giáo dục Nhật Bản thời kỳ mà trải qua một cuộc cái cách vô cùng quan trọng: Minh Trị Duy Tân (1869-1912). Cuộc cái cách này đã tạo ra những thành tự vô cùng quan trọng, và làm tiền đề cho cả nền giáo dục Nhật Bản đi lên, đưa Nhật Bản xếp ngang hàng với các nước phát triển phương Tây.
Các nhà lãnh đạo chủ chốt của chính quyền Minh Trị quan tâm làm sao để nhanh chóng hiện đại hóa đất nước để bảo vệ đất nước trước làn song xâm lược của các nước phương Tây. Vì thế, giáo dục được xem là chìa khóa chủ chốt của quá trình canh tân này. Hệ thống giáo dục mới được áp dụng và phát triển với tốc độ nhanh bằng cách áp dụng tiến bộ của các nước Âu – Mỹ.
Nhờ có tài sản về tri thức mà sự phân biệt về đẳng cấp tạm thời bị xóa bỏ. Năm 1871, Bộ giáo dục được thành lập và chỉ một năm sau đã công bố thống nhất về chương trình giáo dục trong toàn quốc. Cùng với đó quy định những quy chế mới:
- Thống nhất chương trình giáo dục trong toàn quốc.
- Giáo dục được coi là quốc sách của công cuộc Duy Tân.
- Nhà nước cùng toàn dân chăm lo cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục.
Nhật Bản thực hiên mô hình giáo dục của Pháp, Nhật Bản được chia thành 8 khu đại học. Mỗi đại học quản lý 32 trường trung học, mỗi trường trung học quản lý 110 trường tiểu học. Như vậy toàn Nhật Bản có 8 trường đại học, 256 trường trung học, 53.760 trường tiểu học.
Về cơ bản, mô hình giáo dục này duy trì đến trước năm 1945 và quyết định xu hướng phát triển của Nhật Bản, là cơ sở của giáo dục Nhật Bản hiện đại.