Một số thông tin cho du học Mỹ

• Khóa học trong năm

o Semester & Quarter: Phần lớn các trường tại Mỹ học theo học kỳ (Semester); học kỳ mùa Thu (Fall Semester) bắt đầu vào đầu tháng 9 và học kỳ mùa Xuân (Spring Semester) bắt đầu vào cuối tháng 1.

o Mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. Một số trường học theo quý (Quarter) và 1 năm có 4 quý học; mỗi quý kéo dài 11 tuần.

o Học toàn phần (full-time), học bán phần (part-time). Theo chương trình học kỳ thì sinh viên đăng ký trên 12 tín chỉ (credit) thì gọi là học toàn phần (full-time); dưới 12 tín chỉ là học bán phần (part-time).

• Ngành học

o Ngành học được xác định từ khi sinh viên làm hồ sơ xin học. Tuy nhiên sinh viên cũng có thể đổi ngành học tùy theo sở thích của mình trong những năm sau này.

o Khác với Việt Nam, mọi trường tại Hoa Kỳ hầu như có tất cả các ngành học như: Toán, Lý, Hóa, Kỹ Sư Ðiện, Kỹ Sư Cơ Khí, Tin Học, Kinh Tế, Tài Chính, Văn Chương, Lịch Sử…

o Ngành học khó nhận: ngành sinh viên theo học rất đông như Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế.

o Ngành học dễ nhận: ngành như Toán, Lý, Hóa, Xã Hội Học, Văn Chương.

• Môn học

o Để tốt nghiệp ra trường sinh viên phải hoàn tất khoảng 40-45 môn học (nghĩa là khoảng 130 tín chỉ), tùy theo ngành học. Sinh viên trung bình lấy khoảng 4-5 môn học trong một học kỳ.

o Chuyển trường đại học. Sinh viên có thể chuyển đổi trường trong quá trình học. Điểm học phải trên C thì trường mới chấp nhận, và trường chỉ chấp nhận tín chỉ chứ không nhận điểm.

o GPA là hệ thống điểm được dùng trong giáo dục tại Mỹ. Thang điểm trong lớp học là từ 1-100, sau đó được chuyển sang A, B, C… với những chỉ số tương ứng gọi là GPA.

o Đậu/Rớt (Pass/ Fail): Môn học dưới điểm D+ thì phải học lại (áp dụng Undergratuate).

• Cảnh cáo, thôi học

o Cảnh cáo (Scholastic Probation), Thôi học (Dismissal). Nếu sinh viên đạt điểm dưới 2.0 trong học kỳ sẽ bị cảnh cáo. Nếu sinh viên bị 3 lần cảnh cáo thì bị buộc thôi học

• Thực tập

o Vào khoảng năm thứ ba, sinh viên bắt đầu tham gia chương trình đi thực tập (Co-op and Internship) tại các công ty. Chương trình Co-op được kéo dài 6-8 tháng; chương trình Internship làm việc trong 3 tháng hè.

o Các chương trình thực tập đều được trả lương với mức 10-15 USD/giờ. Việc học hỏi kinh nghiệm tại công ty là điều vô cùng cần thiết để làm quen với công việc chuyên môn của sinh viên sau này.

o Riêng sinh viên quốc tế muốn làm việc phải có Work Permit. Work Permit là giấy phép cho sinh viên nước ngoài làm việc tại Mỹ, do cơ quan USCIS (cơ quan Sở Di Trú) cấp.

• Các website quan trọng cho sinh viên du học

o http://www.collegeboard.com : Website này cung cấp thông tin tổng quát về trường đại học. Từ đó, sinh viên có thể hiểu được trình độ trường đại học ở mức độ nào (dựa vào yêu cầu điểm SAT của từng trường). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tìm kiếm

học bổng tại website này.

o http://www.usnews.com : Webiste này dùng để xem xếp hạng của trường đại học. Thứ tự hạng này được đánh giá trên toàn bộ các mặt của trường đại học.

o Sinh viên học thạc sĩ/tiến sĩ nên xem thứ tự hạng theo ngành sẽ chính xác hơn.

o http://www.princetonreview.com : Website cung cấp thông tin về học bổng của các trường đại học và các tổ chức. Đây là website có hiệu quả rất cao trong việc tìm học bổng của trường đại học.

(Theo nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Tong-quan-du-hoc-My/50753105/397/)

Định hướng của nghề biên phiên dịch

“Để theo đuổi nghề phiên dịch viên tiếng Nhật là một điều khá khó khăn, chỉ siêng năng và giỏi từ vựng chưa đủ”- nhận xét của chuyên viên TBSVN – chuyên tuyển dụng việc làm cho công ty Nhật tại Việt Nam và tại Nhật Bản.
Nếu bạn mắc phải những điều dưới đây thì hãy nên suy nghĩ về định hướng công việc nghề dịch thuật:
* Bạn rất khó diễn đạt những suy nghĩ của mình và không thể nhớ nổi những từ mới, những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp v.v… lắm thì, nhiều thể.
* Bạn rất lười đọc. Việc đọc những cuốn sách về văn hóa, lịch sử, khoa học… là cực hình với bạn.
* Quan niệm của bạn là việc đến đâu hay đến đó, không phải chuẩn bị tìm hiểu trước.
* Bạn bị tật về phát âm như nói ngọng hoặc nói lắp.
* Bạn nói và viết tiếng Việt sai nhiều và chẳng hề muốn sửa điều đó. Bạn nghĩ rằng, có muốn chắc bạn cũng chẳng sửa được đâu.
* Bạn rất vô tư. Mọi thứ trên đời cứ trôi qua mà không đọng lại một chút gì đó để bạn phân tích, tìm hiểu sâu hơn.
* Bạn rất ít khi truyền đạt lại lời nói của người khác đúng đến 30%.
Lắng nghe một số chia sẻ của các chuyên viên tuyển dụng tiếng Nhật của TBS Việt Nam qua trang web của tbsvn.com.vn nhé. 

.