Sau hơn 20 năm mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta từ một nền kinh tế bao cấp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: năm 1995 Mỹ bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, gia nhập vào các tổ chức ASEAN, AFTA, năm 1998 gia nhập Hiệp hội các nước Châu Á – Thái Bình Dương, gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới-WTO (7/1/2007). Các hoạt động kinh tế của nước ta ngày càng khởi sắc. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm, khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này tạo điều kiện tiền đề quan trọng để logistics phát triển ở Việt Nam như là tất yếu của sự phát triển trong những năm gần đây. Cũng như đa số các quốc gia phát triển khác ngành logistics của Việt Nam còn non nớt và mới đang ở những bước phát triển đầu tiên. Cùng với sự phát triển kinh tế thương mại, nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế đều có sự phát triển tương xứng. Tất cả các ngành vận tải đều tăng qua các năm, trong đó vận tải đường biển nhìn chung có tốc độ tăng cao hơn so với ngành vận tải khác do nhu cầu vận tải quốc tế tăng cao hơn vận tải trong nước. Ngành vận tải đường sắt, tuy có tốc độ tăng rất nhanh những chiểm tỉ trọng rất nhỏ trong toàn bộ ngành vận tải chuyên chở. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao, những năm gần đây thị trường vận tải giao nhận hàng hóa của nước ta ngày càng sôi động.
Đặc biệt sau khi Luật Thương mại 2005 được ban hành thì ngành dịch vụ logistics đã chính thức xuất hiện ở nước ta với số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng tăng, cũng bắt đầu khoảng những năm đó, những kiến thức về hoạt động logistics mới được viết trong các tạp chí chuyên ngành. Hiện nay, nước ta có 373 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải (Nguồn: Công ty cổ phần chuyển giao công nghệ Trường Thịnh,2009) và khoảng 1000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài (Nguồn: Tạp chí Logistics số 14/2009). Để có thể hoạt động trong lĩnh vực rộng hơn, tránh phiền hà, rất nhiều doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh dưới hình thức cung cấp dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần mà còn làm thêm các công việc lưu kho, dán nhãn, kẻ kí mã hiệu, đóng gói bao bì và làm thủ tục hải quan…Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp của nước ngoài như: APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Sun Express, Nippon Express…ngoài ra còn có một số công ty của Việt Nam như Viettrans, Vinatrans, công ty TNHH giao nhận và kho vận Thăng Long…