Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực – P3

Các chủ trương, chính sách

Vai trò của Chính phủ và chính quyền địa phương có tầm quan trọng rất lớn đối

với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia và địa phương đó. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu. Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con

 

người sẽ là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của người lao động trong

quá trình phát triển KT – XH. Cơ chế, chính sách phải nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và tinh thần. Cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo mở, thúc đẩy và khích thích người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo đến chất lượng nguồn nhân lực. Có như vậy người lao động mới phát huy được khả năng trí tuệ của bản thân để đóng góp cho xã hội và qua đó chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia sẽ được nâng cao.

Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn nhân lực: đó là môi trường sống, y

tế, dinh dưỡng, di truyền. Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng nòi giống, thể lực, trí lực, tâm lí của người lao động. Chi phí cho sức khỏe và dinh dưỡng chẳng những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đáng kể vào việc làm tăng số lượng nguồn nhân lực do việc kéo dài tuổi thọ và từ đó tăng được thời gian lao động, có sức khỏe người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng, năng lực chân tay, sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động tinh thần, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hành động thực tiễn, khả năng thích ứng, đối phó với biến động môi trường xã hội. Nhà nước nên có chính sách về y tế, dinh dưỡng để chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trên các phương diện: bồi bổ sức khỏe trong quá trình lao động bị tiêu hao một cách tương xứng, bồi bổ sức khỏe về mặt đời sống vật chất, tinh thần. Đối với những ngành nghề liên quan đến bệnh nghề nghiệp thì phải thường xuyên chăm lo, thăm khám và khắc phục bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cơ chế, chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động.