Những khái niệm về lao động – việc làm

Nguồn lao động

Là nguồn lực về con người  bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế – xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội.

          Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).

Lao động

Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.

Sức lao động

 Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian.

 Việc làm

Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

          – Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức:

Tvl (%) = Nvl/Dkt

Trong đó:    .Tvl: % người có việc làm

                   . Nvl: Số người có việc làm

                   . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế

Những lợi ích của phỏng vấn trắc nghiệm

Việc làm tiếng Nhật ngày càng có sức hấp dẫn đối với người lao động, vì thế là nhà tuyển dụng cần phải có những cái nhìn thật chính xác để tìm ra những ứng viên có tài năng nhất. Sau đây, là một số lợi ích của phỏng vấn trắc nghiệm mang lại cho nhà tuyển dụng: 

Tiên đoán ứng viên có thể thành công trong việc làm tới mức độ nào.

Khám phá được những khả năng hay tài năng đặc biệt của ứng viên, mà đôi lúc ứng viên cũng không hề hay biết.

Kết quả chính xác hơn phương pháp phỏng vấn vì sẽ giới hạn phần nào thành kiến hay khuynh hướng của người phỏng vấn.

Giúp cho công ty hay bất cứ tổ chức nào tìm được các sắc thái đặc biệt về cá tính, cũng như năng khiếu tiềm ẩn của từng ứng viên.

Giúp tìm ra những ứng viên có những đặc điểm giống nhau hoặc ít ra không dị biệt quá để xếp họ làm việc chung cùng một lãnh vực. Và chính việc sắp xếp này, các nhân viên có dịp phát triển nhanh mối quan hệ. Nguyên tắc làm việc thành nhóm – gọi là nhóm năng động (Dynamic Groups) – càng ngày càng được các nhà quản trị lưu tâm và phát triển.

Tiết kiệm chi phí sản xuất vì công ty tuyển được người có năng suất lao động cao.

Nếu ứng viên nào có nhu cầu tìm việc làm tại các công ty Nhật có thể liên hệ trực tiếp tại TBSVN thông qua hotline: (+84-8) 6291 4681 hoặc tại trag web: www.tbsvn.com.vn
 

.