Lợi ích từ việc xuất khẩu lao động

Trong thời kỳ 1980-1990 thông qua các hiệp định liên chính phủ, nghị định thư nhà nước ta đã được tổng số là 277.183 lao động và chuyên gia đi làm việc ở các nước XHCN, trực tiếp thu về 263.062 triệu đồng (thời giá 1990) tức 482,1 triệu rúp phi mậu dịch. Riêng số lao động ở Iraq cuối 1989 nộp ngân sách nhà nứơc 4,1 triệu rúp và 9 triệu USD.

Bảng7: Số ngoại tệ thu về cho ngân sách nhà nước.

Đơn vị (triệu đồng)

Năm

Ngoại tệ thu về quy đổi đồngVN

1989

102.940

1990

120.174

1991

161.358

1992

187.612

1993

174.013

1994

77.128

Tổng

823.225

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Nếu tính bình quân hàng năm mức chi phí quản lý cho một lao động đi làm việc ở nước ngoài là khoảng 30 USD và mức thu về khoảng 36,7 USD thì nhà nước lãi 6,7 USD/ người/ năm. Nếu hàng năm chúng ta đưa hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn lao động đi làm việc ở nứơc ngoài thì ngân sách nhà nước sẽ tăng lên đáng kể.

Lợi ích kinh tế của nhà nứơc còn được thể hiện ở việc giảm được hàng chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước do không phải giải quyết việc làm cho những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và một bộ phận nhỏ những người ăn theo (những người gián tiếp được tạo việc làm nhờ những lao động đi xuất khẩu).

  • Lợi ích với người lao động.

Động cơ chủ yếu thúc đẩy họ đi làm việc ở nước ngoài chính là thu nhập cao. Theo các con số thống kê thì thu nhập bình quân của người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng 10-15 lần so với thu nhập của lao động trong nước. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sau:

Bảng 8: Thu nhập của lao động nước ngoài tại một số thị trường.

Đơn vị tính: USD/người/ năm.

Nước

Nghề

Nhật Bản

Hàn Quốc

Lybia

Đài Loan

Laođộng phổ thông

4.800

4.800

2.640

3.065

Thợ nề, mộc

6.000

 

3.042

 

Thợ điện

6.000

6.000

3.042

 

Thợ hàn

7.200

7.200

5.292

 

Thợ dệt

6.000

6.000

 

4.800

Thợ may

6.000

6.000

 

4.800

Khán hộ công

 

 

 

3.065

Nguồn: Tạp chí thị trường- giá cả số 3-2001

Như vậy, sau khi hết hạn lao động ở nước ngoài (thường là 2 năm) người lao động có thể tích luỹ được 70-80 triệu đồng với lao động phổ thông và 200-210 triệu đồng với lao động có tay nghề .

Trong giai đoạn 1980-1990 số hàng hoá mà người lao động Việt Nam ở các nước XHCN gửi về cho gia đình ước trị giá 720 tỷ đồng Việt Nam và ở các nước khác là trên 7 triệu USD. Từ năm 1991 đến nay theo lời phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia họp tại Hà Nội ngày 10,11-9/2001 thì tính đến năm 2001 thu nhập ròng mà người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về nước là 1,2 tỷ USD/ năm. Riêng năm 2000 là 1,25 tỷ USD trong đó 250 triệu USD là của người đi lao động xuất khẩu theo các hợp đồng mới và 1 tỷ USD là do số lao động cũ ở lại làm việc và hoạt động kinh tế khác..