Giáo dục là một ngành dịch vụ thương mại

+ Sản phẩm cung cấp là vô hình

+ Giáo dục đại học có cạnh tranh, có thị trường và có người tiêu dùng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua dịch vụ và nhà cung cấp cung cấp dịch vụ giáo dục.

+ Việc nhìn nhận giáo dục đại học là một dịch vụ thương mại sẽ đặt giáo dục đại học vào nền kinh tế thị trường, có cạnh tranh và tiến bộ Có thể định nghĩa thương hiệu giáo dục đại học dựa trên cơ sở thương hiệu và thương hiệu dịch vụ như sau: Thương hiệu giáo dục dại học chính là tổng hợp những ghi nhận, đánh giá, ấn tượng của xã hội về những sản phẩm cuối cùng của một dịch vụ giáo dục đại học như kết quả giảng dạy, những công trình nghiên cứu khoa học, chất lượng đội ngũ nhân lực được đào tạo Các yếu tố cấu thành Do giáo dục đại học là một dịch vụ nên về cơ bản các yếu tố cấu thành thương hiệu giáo dục đại học có nhiều điểm tương đồng với các yếu tố cấu thành thương hiệu dịch vụ. Chất lượng là yếu tố nòng cốt quyết định thương hiệu dịch vụ và thể hiện ở nguồn nhân lực, công nghệ và quản lý quy trình nghiệp vụ.

Tương tự như vậy, thương hiệu giáo dục đại học hình thành trực tiếp từ chất lượng dịch vụ và thể hiện ở các yếu tố:

+ Nguồn nhân lực (tương đồng với yếu tố nguồn nhân lực trong dịch vụ)

+ Cơ sở vật chất (tương đồng với yếu tố công nghệ)

+ Quản lý và định hướng giáo dục (yếu tố quản lý quy trình nghiệp vụ.) Ngoài ra còn thêm yếu tố thứ 4, đó là chương trình giảng dạy là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo nên thương hiệu giáo dục đại học. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam Xây dựng thương hiệu cho giáo dục đại học ở Việt Nam là nhiệm vụ đang được đặt ra mang tính cấp thiết, xuất phát từ những yếu tố chính sau đây: – Nhu cầu nâng cao vị thế đất nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc khẳng định và nâng cao vị thế đất nước trở thành xu hướng chung của tất cả các quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang và chậm phát triển. Chuyên gia thương hiệu hàng đầu Simon Anholt năm 2005 sau cuộc khảo sát quy mô lớn với 25000 người, đã xếp hạng được 35 nước có đủ trình độ cần thiết để tham gia xếp hạng thương hiệu quốc gia đồng thời ông cũng đưa ra 6 tiêu chí xếp hạng thương hiệu quốc gia, đó là:

1. Sức hút đầu tư và chính sách nhập cư

2. Chất lượng hàng xuất khẩu

3. Sự lôi cuốn về văn hóa và di sản

4. Trình độ nhân lực

5. Chất lượng quản lý

6. Chất lượng du lịch Trong đó, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia, nhất là đóng góp vào trình độ nhân lực, chất lượng quản lý và chất lượng du lịch. Đó là lý do vì sao những quốc gia có nền công nghiệp phát triển thường gắn liền với nền giáo dục hoàn chỉnh, nhất là giáo dục đại học. Bản thân Mỹ là quốc gia có lịch sử thành lập chưa lâu và nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến cũng đã nhanh chóng tập trung vào việc thu hút chất xám và xây dựng hệ thống các trường đại học tinh hoa. Hiện nay, Anh và Mỹ là hai quốc gia đóng góp 50 trường đại học tên tuổi nhất trong top 100 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2009 với 32 trường của Mỹ và 18 trường của Anh.3 Nếu so về yếu tố chiến tranh tàn phá, Nhật là quốc gia gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề và bản thân đất nước cũng có nguồn tài nguyên kiệt quệ, tuy nhiên, hiện nay Nhật được coi là cường quốc trong tam giác Mỹ – EU – Nhật với nền giáo dục đại học hàn lâm và chất lượng. (6 trường đại học lot top 100 trường đại học hàng đầu thế giới).