Giải phẫu những hạn chế thị trường việc làm và lao động Việt Nam

Những kết quả và hạn chế trên TTVL và TTLĐ ở nước ta là do một số nguyên nhân sau:

          Một là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đổi mới trong lĩnh vực lao động và việc làm. Thực chất đó là thay đổi về đổi mới trong lĩnh vực lao động và việc làm phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều chủ yếu của sự  đổi mới tư duy trong lĩnh vực lao động và việc làm là bằng mọi giải pháp giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mỗi người và của cả cộng động dân tộc, coi trọng giá trị lao động, mở rộng co hội cho mọi người cùng phát triển, đã thay đổi căn bản tư tưởng bao cấp và cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây để chuyển sang nhận thức, quan niệm mới về lao động và việc làm.

          Hai là các chính sách cơ chế phù hợp, tạo môi trường nguồn nhân lực. Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện kinh tế kĩ thuật để có môi trường đầu tư lành mạnh của toàn xã hội, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước đã giúp cho TTVL và TTLĐ phát triển và có mối quan hệ chặt chẽ hơn.

          Ba là người lao động đã năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho toàn xã hội, không thụ động trông chờ vào sự bố trí của Nhà nước, đặc biệt là hinh thức kinh tế hộ gia điình phát truển giải quyết việc làm

 cho lao động dư thừa mà chủ yếu là ở nông thôn.Người lao động đã tích cực tham gia cac chương trình đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản  xuất  kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm tạo nhiều việc làm đã tạo nhiều việc làm cho TTVL và giải quyết cung lao động dồi dào trên TTLĐ từ đó tăng thu nhập  nâng cao chất lượng cuộc sống.

          Bốn là công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập.

–   Lực lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của TTLĐ, khả năng cạnh tranh yếu đặc biệt là TTLĐ có chất lượng cao. Theo số liệu thống kê điều tra lao động-việc làm 1/7/2004 nước ta có tỉ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động cả nước là 22,5 %, tốt nghiệp THCN là 4,4%, tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên là 4,8%.

– Hệ thống định hướng nghề nghiệp đào tạo và đào tạo lại phối hợp không ăn khớp với công việc cần làm dẫn đến sự mật cân đối trên TTVL và TTLĐ nói cách khác ngườ lao động không đáp ứng yêu cầu công việc dẫn tới tình trạng thừa việc làm thiếu lao động.

–  Cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết, thực hành còn ít hoặc có thực hành thì chỉ trên thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng lao động kém

Năm là quỹ quốc gia giải quyết viêc làm hình thành từ năm 1992-2000 có khoảng 2.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm nhưng vẫn hoạt động chưa có hiệu quả.

          Những bất cập trong chính sách lao động và việc làm hiện nay còn nhiều bất hợp lý, chính sách còn thiếu đồng bộ, việc soạn thảo chiến lược đổi mới công nghệ không đầy đủ và sự chậm chạp dịch chuyển cấu trúc ngành kinh tế dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng cấu trúc việc làm ở Việt Nam. Nhiều ngành (công nghiệp rừng, đánh bắt thủy sản, du lịch, dịch vụ) có nhiều tiềm năng rất lớn trong việc tạo việc làm mới nhưng thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và công nghệ lạc hậu…

Hệ thống thông tin trên TTVL và TTLĐ vẫn chưa phát triển nên hạn chế việc trao đổi, gặp gỡ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và các tổ chức, doang nghiệp, cơ sở.