Đặc điểm khi làm việc tại thị trường logistics Nhật Bản

Chế độ làm việc trong các công ty Nhật

Chế độ làm việc trong các công ty Nhật được coi là một trong những nguyên

nhân cơ bản để nước Nhật có thể trở thành thần kỳ kinh tế trong những thập niên 50

– 60 của thế kỷ XX. Chế độ việc làm bao gồm: chế độ làm việc suốt đời, hệ thống

thăng tiến theo thâm niên và chế độ nghiệp đoàn. Chế độ làm việc suốt đời sẽ làm

cho người lao động khi được tuyển sẽ gắn bó làm việc tại công ty cho đến khi nghri hưu. Như vậy, người lao động sẽ tâm lý ổn định, trung thành với công ty và thành

thạo kĩ năng nghiệp vụ của mình. Đối với công ty sẽ có nguồn nhân lực ổn định

được đào tạo bài bản, công hiến cho sự phát triển của công ty.

Đi liền với chế độ việc làm suốt đời là chế độ thăng tiến theo thâm niên, người

nào làm việc lâu năm trong công ty sẽ được thăng tiến, hưởng nhiều lương bổng mà

không quan tâm đến thành tích. Hiện nay, chế độ này đang bị phê phán vì nó có xu

hướng không động viên được sự sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro của người lao động.

 

 

 

 

 

30

 

Chế độ nghiệp đoàn là một chế độ đặc trưng của Nhật. Theo chế độ này, các

công ty có mối quan hệ mật thiết sẽ làm ăn lâu dài với nhau, gắn kết truyền thống.

– Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp

Chính bởi chế độ nghiệp đoàn, hình thức tổ chức công ty mẹ con, liên kết của

công ty Nhật là rất phổ biến. Mỗi công ty trong chuỗi liên kết sẽ đảm nhận từng

khâu trong chuỗi cung ứng logistics, quá trình chuyên môn hóa được diễn ra, mà

vẫn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng. Theo ông Yamada Tatsuya – Giám đốc công ty Logitem Vietnam.no.2 thì các bộ phận tổ chức trong công ty Nhật luôn làm việc

ăn khớp với nhau, cùng nhau hướng tới mục đích phát triển chung. Đây là tinh thần

đoàn kết rất đáng học hỏi của các công ty Nhật.

Chính bởi sự chuyên môn hóa cao, hàng hóa trải qua nhiều khâu, nhiều quá

trình, ứng dụng Công nghệ thông tin hiện đại giúp doanh nghiệp liên kết quản lý

chuỗi cung ứng một cách hài hòa giúp giảm tối đa thời gian cũng như tiết kiệm

được chi phí sản xuất. Cơ cấu sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng, tiết kiệm được thời gian từ đó mà dẫn đến chi phí sản xuất thấp.

Thực hành thương mại nội địa

Hệ thống giá cả: giá thành sản phẩm để đến tay của người tiêu dùng sẽ bao gồm các loại chi phí sau: chi phí sản xuất + chi phí quản lý + chi phí đóng gói + chi phí vận chuyển….Một điều đặc biệt tại thị trường Nhật là hệ thống phân phối rất

phức tạp hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải thông qua rất nhiều khâu

trung gian, nhờ đó giá trị của hàng hóa cũng được gia tăng. Điều này làm cho quá trình lưu thông của hàng hóa phức tạp hơn, đẩy chi phí của hàng hóa cao hơn mức bình thường từ 30-40% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hàng hóa đến tay người tiêu dùng với chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp

hơn. Quá trình chuyên môn hóa diễn ra ở mức độ cao, có những công ty chỉ chuyên

đi đếm từng chiếc lá rau, vuốt cho phẳng và cho vào hộp đóng gói để chuyển tiếp đến công đoạn khác.

– Đặc điểm của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Nhật Bản được cho là những khách hàng khó tính nhất trên

thế giới. Sản phẩm hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường Nhật Bản phải thỏa

 

 

 

 

 

31

 

mãn những yêu cầu thực sự khắt khe. Người tiêu dùng Nhật có đặc điểm là thích

những sản phẩm tươi mới, chất lượng cao và phải đảm bảo an toàn, có thẩm mỹ.

Yêu cầu just-in-time là yêu cầu tối thượng đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Nhật Bản. Hàng hóa được phân phối có khi sẽ bị trả lại chỉ do sự chậm trễ dù chỉ là một phút của công ty phân phối hay thái độ không tốt của người lái xe. Điều này đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ logistics phải thực

sự cẩn thận trong từng khâu, quan tâm chi tiết đến sản phẩm dịch vụ dù là nhỏ nhất

để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.