- Cơ hội
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam.
Theo thống kê hiện tại nhóm hàng may mặc xuất sang Nhật Bản thời gian tới người tiêu dùng sẽ chủ yếu mua những mặt hàng vừa phải không quá đắt đây được xem là cơ hội cho mặt hàng may mặc tương đối vừa phải của Việt Nam.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của trì trệ kinh tế kéo dài, nên hàng hiệu đắt tiền hiện cũng được tiêu thụ ít tại Nhật Bản, thay vào đó là những mặt hàng có tính thời trang đa dạng, chất lượng phù hợp, không quá bền chắc.
Giới trẻ Nhật Bản có khả năng tự thiết kế phong cách trang phục cho riêng mình dựa trên những thông tin về thời trang qua tạp chí và truyền hình. Do đó, đây được xem là cơ hội cho các nhà xuất khẩu nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm may mặc vừa mang tính phổ thông, hiện đại nhưng dễ chỉnh sửa, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trẻ tuổi Nhật Bản với số lượng hàng xuất khẩu ngày một tăng cao.
Theo ông Tạ Đức Minh, tuỳ viên thương mại thuộc Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, yêu cầu của Nhật Bản hiện nay là doanh nghiệp dệt may có thể đáp ứng đơn hàng nhỏ, chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã, đa dạng về màu sắc, chủng loại, và nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng thay đổi liên tục theo mùa và theo từng năm.
Ông Minh cũng tự vấn doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia các cuộc triển lãm về hàng may mặc, triển lãm thời trang tại Nhật Bản để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu liên tục thay đổi. Có các doanh nghiệp đã mua lại các bản thiết kế tại các cuộc thi thời trang của Nhật Bản để sản xuất bán hàng sang Nhật Bản
Sự hỗ trợ mạnh từ chính phủ và các cơ quan hữu quan giúp cập nhập các thông tin mới từ thị trường và nhu cầu của Nhật Bản
Sụ tương đồng về văn hóa, tập quán