Hợp tác quốc tế đẩy mạnh tình hình phát triển ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

 

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ là hình thái phát triển cao của hội nhập và toàn cầu hóa. Do đó, hợp tác quốc tế về THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

trong nước phát triển, hội nhập với THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ thế giới, góp phầnthúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Hợp tácquốc tế về THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ được xem là một nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể phát triển THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ giai đoạn 2006 – 2010. Ưu tiên hợp tác đa phương với các tổ chức kinh tế – thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên Hợp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UN/CEFACT. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng

trong việc phát triển THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của Liên Hợp quốc (UN/CEFACT). Ưu tiên hợp tác song phương với các nước tiên tiến về Thương mại điện tử và các nước có kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam. Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v¼ cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ trong cáchiệp định khu vực mậu dịch tự do.

Hợp tác quốc tế tập trung vào các hoạt động nhằm thực hiện các mục

tiêu: Hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và hoàn thiện hệ thống

pháp luật liên quan đến THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ; Thúc đẩy việc trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua hệ thống máy tính nối mạng trong nội bộ nền kinh tế và với các nền kinh tế khác (thương mại phi giấy tờ); Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề

 

 

bảo vệ dữ liệu cá nhân tăng cường niềm tin và thu hút người tiêu dùng tham

gia giao dịch THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ; Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về ứng dụng THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc

tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ như Liên minh các Tổ chức cấp chứng nhận website THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ uy tín Châu Á – Thái Bình Dương (ATA),

Liên minh THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Châu Á – Thái Bình Dương (PAA), v.v¼ từng bước nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.

Có thể nói, đối với Việt Nam, tuy đã xuất hiện một số loại hình mang

dáng dấp của THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, song về cơ bản thì đây vẫn là một loại hình hoàn toàn mới. Việc nghiên cứu các kinh nghiệm trong THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của các quốc gia phát triển từ đó rút ra bài học cho việc ứng dụng triển khai THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ vào thực tiễn Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ sẽ mở ra cho nền kinh tế Việt Nam một trang mới, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vững bước phát triển, hội nhập được vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.